@   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA CÓ TAY NGHỀ , NUÔI CƠM, LƯƠNG CAO.  @   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM ĐỂ ĐÀO TẠO THÊM.   @   NHẬN HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN LÀM THEO BUỔI.   @   NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN SPA MỚI, HỌC VIÊN LÀM TRẢ CÔNG.   @   CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THẨM MỸ SPA CÔNG NGHỆ CAO.   

Gà đá bổn dữ Bến Tre: giữ gà cho chắc thịt

Nuôi gà đá, gà chọi (gà nòi) hoàn toàn khác với nuôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Để gà không có mỡ, phải cho ăn theo cách riêng: gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc? một lượng thóc không thay đổi.
Vì tiết chế việc ăn như vậy nên gà chọi không có mỡ thừa. Song việc định mức thóc cho gà ăn hàng ngày là việc cực kỳ khó khăn, vì phải tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi con gà. Việc cho ăn này áp dụng từ tháng thứ 3 trở đi và từ đây gà cũng đã được nhốt riêng, có thể nuôi để đem đá chọi.

Nhờ cách cho ăn rất giới hạn, nhưng không quá ít gà mới phát triển thể lực được. Nếu không cho ăn đúng cách thì một là gà mất sức, không phát triển bình thường, lại yếu ớt, hoặc là gà sẽ thừa mỡ, đây là điều hết sức kỵ đối với gà chọi.

Vì lý do đó nên lượng thóc cho gà ăn phải định lượng cho đúng. Chọn thóc cho gà ăn, phải là loại thóc tốt, chắc hạt, nhặt kỹ thóc lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn... nhiều khi phải đếm hạt cho ăn. Nghĩa là phải tính toán chi ly mỗi ngày gà ăn bao nhiêu. Với cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy nên người xưa nuôi gà chọi rất công phu, tỉ mỉ và gà chọi sau thời gian được chăm sóc, cho ăn, cộng với khâu tẩm ướp thuốc thì da thịt gà chọi săn chắc, dai như da voi, cựa thường khó mà đâm thủng.




Chúng ta thường dùng lúa làm thức ăn cho gà đá theo truyền thống xưa nay, tuy nhiên tỷ lệ đạm trong lúa thấp, và nguồn dinh dưỡng không phong phú như một hỗn hợp thức ăn pha trộn gồm nhiều loại khác nhau.
Nhu cầu về đạm thô trong thức ăn ở gà khoảng 16% và trong khoảng hơn 18 loại acid amine cần để tổng hợp nên protein thành phần chính tạo nên cơ bắp và nhiều mô quan trọng, có 8 loại thiết yếu phải lấy trực tiếp từ thiên nhiên, nên việc cung cấp thức ăn từ nhiều nguồn giúp tạo một khẩu phần cân bằng cho gà đá nuôi nhốt.
Tạm đề xuất một công thức để các bạn quan tâm tham khảo:
Trộn 25 kg thức ăn cho gà như sau:
1/ 5kg lúa, tỷ lệ đạm thô # 12%
2/ 5kg lúa mì,  tỷ lệ đạm thô # 12%
3/ 5kg bắp,  tỷ lệ đạm thô # 9%
4/ 5kg đậu xanh,  tỷ lệ đạm thô # 30%
5/ 5kg cám gà đẻ,  tỷ lệ đạm thô # 16%
Đậu xanh loại xay bể sàng ra làm thức ăn cho gà giá tương đương lúa, các bạn có thể thay bằng loại khác có tỷ lệ đạm tương đương hay bột cá có tỷ lệ đạm cao hơn # 58%, nếu dùng bột cá thì chỉ cần 3 kg và tăng thêm 2 kg lúa hay bắp.
Dùng cám gà đẻ có tỷ lệ calci cao # 4,5% nên bình quân ta có tỷ lệ calci # 1,2%, và năng lượng bình quân thấp hơn các loại cám cho gà khác, cám gà con có hàm lượng đạm cao 21% nhưng lượng calci chỉ 1,2% nên nếu dùng cám gà con thì phải thêm bột sò, tuy nhiên lượng kháng sinh trong cám gà con thường cao hơn loại khác.
Giá thành cho một ký thức ăn trộn này có giá khoảng 10 - 12.000 phù hợp với túi tiền của đa số các bạn chơi gà. 


 1)    Thoa rượu thuốc
Tìm một thứ rượu thuốc bóp, dùng khăn nhám chấm và thoa khắp thân thể gà, thoa xong đôi ba lượt, thả gà ra sân úp bội phơi nắng dịu, mai lại tắm và thoa, (tắm bằng nước trà hoặc nước lá ổi) làm đôi ba lượt.


2)    Đi hơi
Lúc sổ gà, lấy vải dầy bịt mặt, bịt mỏ, chừa mắt, bịt cựa, bịt thới, lúc đá không thể mổ cắn được chỉ “nạp xạ” chân không, tập như thế lâu ngày, cốt cho gà bền sức, lâu mệt, giỏi “nạp xạ”, giỏi “quăng”.


3)    Chạy lồng
Nhốt gà trong chồng, để hai con thấy nhau, nhưng không đá được, (tương kiến bất tương đả) hai con sẽ phẫn nộ, đá bóng nhau, như thế cốt cho gà bền chí, quyết chiến đấu.


4)    Om gà
Lấy nồi đất, đựng ít nước tiểu pha với rượu thuốc, nấu sôi, rồi lấy vải bọc ngải cứu và nghệ dằm nát, chấm nước tiểu thuốc, bóp sơ cho nước ấy ra bớt, rồi dùng túi ấy ép trên thương tích ở mình gà, gà sẽ mau lành những vết thương khi đá sau này và vết thương hiện có, đồng thời thêm da xương cứng chắc.


5)    Vô nghệ
Loại nghệ tàu, để lâu ngày cứng như đá, có bán tại tiệm thuốc bắc là tốt nhất, bằng không dùng nghệ ta, già mới tốt.

Sau khi sổ, tắm cho gà xong, lấy nghệ mài ra như bột và ngâm gồm: nghệ + quế chi + một ít nước lạnh + một chút thuốc bóp + một chút nước tiểu con trai + nửa phần rượu đế + một chút muối bọt + một chút phèn chua tán nhỏ ngâm chung với vài cái đinh sét.
Sau đó trộn lại sền sệt như hồ, dùng bàn chải cọ sát vào da gà, chấm nước nghệ chà vào gà, thoa luôn cả cẳng. Xong, ôm gà ra sân tắm nắng dịu trong bội, mai sau gà sẽ săn chắn như đá. Tắm nắng khô mình thì đem vào tẩm nghệ và xả nghệ (tắm bằng xác trà) cho phai sạch.


6)    Sổ gà
Hớt lông và vô nghệ rồi, vài ngày sau bắt gà sổ thử, lựa hai con đồng chạn đồng sức, thường là sổ hai nước, mỗi nước 10 phút, sau mỗi nước nên cho gà nghỉ vài ba phút, coi chừng sổ lâu hư gà, cần nhất là sổ có chừng độ, nửa tháng một lần, cứ như vậy khoảng vài ba lần là có thể “cáp đá”. Trong khi sổ, phải biết “vỗ hen”, sổ xong nước đầu, phải vỗ hen, kẻo không trong họng có trầy trụa, sẽ đóng đờm thành cục, và khò khè thở mãn đời.


-    Cách vỗ hen: Kẹp gà một bên hông, hai chân gà hổng đất, tay phải nắm đầu gà, ghì xuống, đưa ngón tay mở miệng gà, tay kia nắm một khăn sạch, có thấm nước, bóp cho nước chảy vào họng gà, đoạn ghì đầu gà chúi xuống vỗ bì bạch vào họng gà, bao nhiêu nhớt, đàm chất dơ ra sạch, khi thấy hết, cho gà uống chút nước cho thông cổ, còn có khi lấy lá trầu tươi hoặc lá ổi nhàu nát, gói một cục muối nhỏ bằng hạt bắp nhét vào miệng gà, đó là mún thuốc ngừa độc đón gió rất tốt, đoạn tắm sạch (chỉ dùng khăn ướt lau thân thể gà mà thôi, nếu làm ướt lông gà nhiều sẽ cảm lạnh mà chết). Xong, đem phơi nắng dịu, cho khô lông và đem đi nghỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét