@   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA CÓ TAY NGHỀ , NUÔI CƠM, LƯƠNG CAO.  @   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM ĐỂ ĐÀO TẠO THÊM.   @   NHẬN HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN LÀM THEO BUỔI.   @   NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN SPA MỚI, HỌC VIÊN LÀM TRẢ CÔNG.   @   CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THẨM MỸ SPA CÔNG NGHỆ CAO.   

Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chọn nuôi gà đá

Kinh nghiệm chọn được giống gà đá tốt

Muốn có được chú gà đá tốt ta phải cố chọn được con gà nòi mái xuất sắc để nuôi. Với những mái nòi nổi tiếng như lì đòn, đá đòn độc hiểm như song phi, sỏ, mé, hồi mã thương, khai vựa lúa… đủ tài hạ địch thủ trong một hai hiệp, thì ai có nấy nuôi, xưa nay không ai dại gì đem bán ( dù với giá thật cao), hoặc cho. Họa chăng mình có mua được gà tài này khi chủ nuôi tính bề … giải nghệ.Xưa nay, mái nòi nổi tiếng, mỗi vùng may ra chỉ có một nhà nuôi. Hay nếu dòng họ người ta đông, thì độc quyền trong dòng họ nuôi chung với nhau, do đó mới có chuyện cả vùng nổi tiếng. Chẳng hạn như gà Cao Lãnh, hoặc “Mái râu” vùng Bà Rịa nổi tiếng một vùng…
Muốn có mái nòi thật dữ, nếu không có cơ may gặp một sư kê nào đó thương tình nhượng lại, thì ta chỉ còn cách tự tạo mái mà nuôi.
Trước hết, phải cố chọn con mái rặc nòi, nếu cựa thì phải đúng là gà cựa, và nếu đòn thì phải rặc gà đòn. Sau đó, phải xem tướng cách có đạt yêu cầu không, kế đó xem lông, xem vảy, thấy tốt mới chọn nuôi.
Mái nòi này cho cản với trống nòi ăn độ để xem bầy con nó ra sao. Nên cho cản vài ba lứa, nếu thấy bầy con tài nghệ quá tồi, hoặc không được ưng ý lắm, thì ta nên thay mái khác… Ngược lại, nếu đúc ra vài ba lứa con mà đa số đều là chiến kê nổi tiếng thì coi như ta đã gặp may.
Có nhiều người cả đời cứ lo tuyển mái gốc, trong nhà lúc nào cũng nuôi cả chục mái của nhiều vùng khác nhau, lập ra hàng chục cuốn “gia phả” ghi chép cẩn thận, nhưng trên đầu đã hai thứ tóc mà vẫn không ưng ý được một dòng gà nào!
Vậy, cách tuyển chọn một mái nòi để giống phải ra sao? Gà phải hội đủ những điều kiện là gì?

6691d1294375701 co con ga choi up cho cac bac xem cho do buon img 2403 Kinh nghiệm chọn được giống gà đá tốt

Dù gà có gốc gác ( gà thuộc dòng nổi tiếng) hoặc là gà ta chưa rõ xuất xứ, ta cũng nên thực hiện đúng câu: “Nhứt thủ, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”.
Nghĩa là mặt phải lanh, cỗ phải to, khoẻ, đuôi cúp xuống, thân mình tròn trịa, ngực nở, lườn thẳng. Về chân, ngón phải dài, khoẻ, hai hàng vảy phải đều đặn và không có những vảy xấu. Màu vảy cả hai chân phải sáng, thành ngoài úp vào thành trong. Nếu gà có những vảy quí lại càng nên chọn.

Nói cách khác, lựa gà mái để giống cũng như cách chọn gà trống để nuôi lớn đá độ vậy. Càn khắt khe với mình trong việc chọn lựa lúc đầu thì may ra sau này ta sẽ tạo được mái tốt mà thôi.
Xin nhắc lại, công việc tạo mái gốc không thể gấp gấp. Vấn đề này “ dục tốc bất đạt”. Càng biết trì chí, càng chịu kiên tâm, chịu khó, ta càng có nhiều hy vọng sớm gặt hái được thành công!
Gà mái nòi rặc giống, trong điều kiện nuôi và chăm sóc kỹ, đến bảy tám tháng tuổi đã bắt đầu chịu trống. Nên chọn trống thật tốt về hình vóc, về xương cốt, vảy chân và nhất là có thành tích xuất sắc ở đấu trường cho cản mái. Không nên chọn trống quá tơ hoặc quá già, con nó sẽ yếu.
Lứa con đầu, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, nên loại bỏ vì lông thường giòn, không nuôi đá được. Ta nên nuôi từ lứa gà thứ hai trở đi. Và khi thấy gà nòi mái đó ra con tốt, có tài nghề thì có thể cho đẻ đến bốn năm năm sau…
Trường gà nòi không to, nhưng vỏ dày hơn trứng gà tàu. Gà mái nòi rặc giống lứa chỉ đẻ khoảng 7 trứng, tối đa là 8 trứng. Những mái nòi đẻ mỗi lứa trên 10 trứng là gà lai, nên loại bỏ.
Nên cho gà mẹ ấp trứng và nuôi con của nó. Với những mẹ nuôi con không giỏi cuối ngày ta nên cho bầy gà đó ăn thêm cho đủ no.
Nuôi gà chọi cần phải chuyên sâu và khoa học. Nhưng không phải ai cũng biết cách để có thể huấn luyện nên một chú gà tài ba.

t Hướng dẫn cách chọn và nuôi gà nòi khoa học

Nuôi gà chọi có phức tạp không ?
Trước hết bạn cần có được cái nhìn tổng thể về cách nuôi gà chọi
1.  Chọn giống gà chọi

Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà chọi nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa…
Gà chọi cần chọn giống mái chuẩn. Các cụ có câu : “ chó giống cha, gà giống mẹ”. Những chú chiến kê có sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do di truyền từ gà mẹ.. Cách chọn là những con gà mái có thể chất khỏe mạnh, tính khí hung dữ , đời trước và đời sau của nó có nhiều con trống tài ba. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống
Cũng không thể không quan tâm tới gà trống bố. cách chọn là gà bố phải thắng ít nhất từ hai độ trở lên và thuộc dòng gà chuẩn. có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp. Gà bố cần có thành tích cao, tuổi từ 1,5 đến 4 tuổi ( không đồng huyết với gà mái đã chọn). một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở cẳng chân dày và cứng.
2. Dinh dưỡng của gà chọi
Để gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần  ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn của gà con tách mẹ ( ăn tự do):
– cám gạo : 10%
– bắp : 20%
– lúa : 30%
– Cá tươi nấu chín : 20%
– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần của một chú gà trống thi đấu/ngày:
– Lúa : 0.25 kg.
– Rau, giá : 0.10 kg.
– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng.
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể để gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg cách chọn những con gà tốt là gà có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.
Từ lúc này ta chỉ để gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng nên gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,…  Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

 
cách chọn thức ăn của gà chọi
Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.
Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới  tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, để gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
3. Luyện tập gà chọi : nhất khỏe nhì tài

+ Thường xuyên vần gà chọi
+Quần sương: luyện gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để  da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
+ bạn cũng phải thường xuyên vỗ hen  gà

 
Dành thời gian chăm sóc gà chọi liệu có đáng không ?
Cách nuôi gà chọi cũng khá phức tạp đúng không?Bạn hãy tưởng tượng mình có một chú gà chọi bách chiến bách thắng thì sẽ như thế nào ? Nếu bạn có một trang trại gà chọi với doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm thì sẽ tuyệt ra sao ? nếu bạn nắm được cách nuôi gà chọi thì bạn sẽ có mọi thứ nói trên.
Quan trọng hơn cả là chúng ta sẽ được thỏa mãn niềm đam mê của mình. Thật tuyệt vời đúng không ?
  • Chọn giống gà chọiChọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
    Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

     Chia sẽ mẹo chọn và nuôi gà chọi tốt, sung sức

    Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
  • Luyện tập cho gà chọi – Nhất khỏe nhì tài
    Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.



    Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
  • Dinh dưỡng cho gà chọiGà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.

    tungmq201271216509754 2 Chia sẽ mẹo chọn và nuôi gà chọi tốt, sung sức

    Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.

Kinh nghiệm: “Nhất đầu, nhì đuôi, tam đầu, tứ chân”

Gà chọi thì “Nhất đầu, nhì đuôi , tam đầu, tứ chân” đây là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn xưa để chọn một chú gà đá hay. NHƯNG BÂY GIỜ THÌ SAO?,  Theo tôi, thấy khác hoàn toàn theo những năm kinh nghiệm đúc kết từ những cuộc gặp dân đá gà chuyên nghiệp tứ xứ. Tôi có thể sữa câu trên lại là “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi”. Tại sao tôi nối như vậy?? Tôi sẽ dẫn chứng cho các bạn xem. Hiện này gà đá chúng ta đang chơi a9 số là gà nhập từ nứơc ngoài lai với gà bỗn của chúng ta, vì thế bây giời tìm một con gà nòi rặc thuần chủng rất khó, không lai giống này thì cũng lai giống kia.
 
Ban đầu ai cũng bảo gà lai đá hay, nên từ các tỉnh miền Nam sưu tầm các anh chàng gà Mỹ , gà Peru, gà Asil về đỗ với gà mái nòi của mình, để tạo ra những anh chàng gà nhanh lẹ,xài cựa, nhưng trong số đó có nhiều ngừơi sai lầm, không kinh nghiệm, cho ra những giống gà không xài cựa, làm cho những gốc gà nòi tiệt chủng theo thời gian. Ví dụ, gà mái nòi  bổn “đuôi beo” (ít đuôi) đõ với gà lai đuôi nhổng làm cho thế hệ gà con sau này thiếu cân bằng bộ đuôi, và những thế đá cựa hay, cựa độc cung mất theo, kèm theo đó hình dáng của thế hệ gà sau này không còn cân đối như gà bổn nhà (đôi khi gà vẫn đá thắng , nhưng không có sự bền, thắng không liên tiếp nhưng gà bổn nhà được).
Vì thế bây giờ theo tôi, chọn gà dựa theo kinh nghiệm mà tôi đã nói ở trên  “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi”
“Nhất mình” là gì? Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì. đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không được cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) . Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.
“Nhì chân” vì gà lai quá nhiều nên chúng ta không thể xem vảy chính xác như gà nòi hồi xưa. Chân gà rất quan trọng, vảy-vi cũng rất quan trọng vì nó liên quan tới khả năg thành bại khi giao đấu Có những con gà có cặp chân xấu, tướng xấu, hình xấu nhưng lại thắng những chàng gà danh,vì người ta nói “có tật có tài” hiện bây giờ chưa ai biết tất cả bí mật của các lớp vảy gà ( huyền giáp, lạc mai, khép nách, bán nguyệt, sát cang điểm, nhân tự trung tuyết, nguyệt ám chỉ, nguyệt tà,….) đóa là những vảy ít biết vị trí nằm trên chân gà, đôi khi thấy cũng không biết gọi tên như thế nào, dù có xem sách đi nữa, có thể đoán sai lầm, ví dụ,”văn võ song toàn” là gì ?? có vị nào đã cầm trên tay, hay đã thấy qua con thần kê này chưa???1  Chân gà có 1hàng trơn + 1 chân có 3 hàng vảy gọi là văn võ song toàn. Theo tôi cánh gà chọn 1 chân gà tốt là phải đã qua cựa rồi. vảy đóng phải tùy tứơng gà, chân không bẹt ra hướng ngoại, hang gối và móng hướng nội , cựa hướng vào móng thớicàng âu càng tốt Thới và cựa không dc cach xa , phải khít, hàng độ phải rõ ràng ko dc úp hoặc chèn.

“Tam đầu” đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay . Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không đựơc úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Ngừơi ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập. Vậy mồng nào dữ nhất? theo tôi chỉ có mồng vua thôi sao, chưa chắc vậy đâu, chỉ có qua cách xổ gà, thế gà đá chúng ta mới lựa dc một con gà hay.
Cuối cùng là Tứ Đuôi, đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho  thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn .
Các bạn hay tham khao kĩ  những điều tôi nói, các bạn sẽ chọn được cho mình 1 chú gà ưng ý!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét